Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Bệnh trĩ là gì
Không ít người cảm thấy e ngại với những biến chứng nếu mắc bệnh trĩ. Do đó, việc hiểu rõ bệnh trĩ là gì và nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh sẽ giúp việc điều trị được tốt hơn. Vậy nên cùng benjaminrushsociety.org tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

I. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng búi trĩ xuất hiện bên trong hoặc ngoài hậu môn
Bệnh trĩ là căn bệnh về trực tràng phổ biến, dù không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng sẽ khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Đây là tình trạng xuất hiện búi trĩ trong ngoài hậu môn do sưng viêm tĩnh mạch máu.
Ở trạng thái bình thường, những đám rối tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn có vai trò đẩy chất thải ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi các mô bị sưng sẽ tạo điều kiện hình thành búi trĩ. Do đó, khi người bệnh đi vệ sinh sẽ xuất hiện những vết máu nhỏ kèm theo.
Bệnh trĩ được chia thành 2 loại là trĩ nội, trĩ ngoại với những đặc điểm như sau:
  • Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ xuất phát từ dưới đường hậu môn – trực tràng. Loại trĩ này được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
  • Trĩ nội là tình trạng búi trĩ xuất phát từ phía trên đường hậu môn – trực tràng. Loại trĩ này thường do các lớp biểu mô chuyển tiếp và lớp niêm mạc bao phủ xung quanh hậu môn.
Phân loại bệnh trĩ theo cấp độ, sự phát triển của búi trĩ nằm bên trong hay sa hậu môn như sau:
  • Cấp độ 1: búi trĩ nằm trong ống hậu môn.
  • Cấp độ 2: khi bình thường, búi trĩ nằm gọn trong ống hậu môn; khi rặn đi đại tiện búi trĩ sẽ lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong, đứng dậy thì búi trĩ thụt vào trong.
  • Cấp độ 3: mỗi lần đi đại tiện, ngồi xổm hoặc làm việc nặng sẽ thấy búi trĩ sa ra ngoài. Lúc này cần phải nằm nghỉ để búi trĩ thụt vào hoặc dùng tay đẩy vào.
  • Cấp độ 4: búi trĩ thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

II. Triệu chứng phát hiện bệnh trĩ

Những triệu chứng của bệnh trĩ thường dễ nhận biết. Thế nhưng, tùy theo từng loại bệnh trĩ mà sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Vậy những biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh trĩ là gì?
  • Đi tiểu có máu, ra máu nhưng không đau bụng hoặc các triệu chứng về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy…
  • Hậu môn luôn cảm thấy đau rát, đặc biệt là khi đi tiêu. Tình trạng đau rát ngày càng tăng khi táo bón kéo dài.
  • Cảm nhận được búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn khi ngồi hoặc khi cọ sát với quần áo.
  • Ngứa hậu môn ở giai đoạn đầu khi búi trĩ chưa phát triển lớn.
  • Ống hậu môn đau nhức khiến khó đi tiêu, sưng tấy.
  • Khi ngồi ghế, nằm ngửa cảm thấy khó chịu.

III. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Ngồi lâu khi đi vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh bệnh trĩ, có thể kể đến như:
  • Táo bón: những người có thói quen rặn khi đi tiêu sẽ khiến cho ống hậu môn bị tăng áp lực. Tình trạng táo bón diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến búi trĩ xuất hiện. Theo thời gian, búi trĩ sẽ dần to và lòi ra ngoài.
  • Ngồi nhiều, đứng lâu: những người thường xuyên làm việc phải đứng lâu, ngồi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Trong đó phổ biến nhất là công nhân may, nhân viên văn phòng…
  • Hội chứng lỵ: nếu bạn mắc phải căn bệnh này thì tần suất đi đại tiện ngày càng tăng. Điều này khiến áp lực trong ổ bụng tăng do rặn nhiều. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh ký như viêm phế quản mãn tính, người lao động nặng… cũng khiến ổ bụng bị tăng áp lực. Tạo điều kiện cho búi trĩ xuất hiện.
  • Ăn uống thiếu chất xơ: nếu trong thực đơn hàng ngày của bạn thiếu vitamin, chất xơ thì sẽ tạo điều kiện khiến bệnh trĩ phát triển. Do đó, để bệnh không có cơ hội phát triển, bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, uống nhiều nước.
  • Phụ nữ mang thai: nguyên nhân khiến bệnh trĩ xuất hiện ở phụ nữ mang thai là do trọng lượng của thai nhi chèn áp lên tĩnh mạch ở vùng hậu môn.

IV. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể để lại những biến chứng nguy hiểm khó lường
Tuy không quá nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng bệnh trĩ vẫn có thể gây ra những biến chứng hiếm. Vậy những biến chứng đó của bệnh trĩ là gì?
Thiếu máu là một trong những biến chứng thường gặp ở người bị bệnh trĩ. Nguyên nhân là khi bệnh chuyển nặng sẽ khiến người bệnh đi tiêu chảy máu. Đối với những bệnh nhân bị trĩ mạn tính dễ gặp tình trạng thiếu máu qua các biểu hiện như chóng mặt, mệt mỏi…
Tắc mạch là tình trạng hình thành cục máu động bên trong mạch máu búi trĩ. Khi mạch máu bị giãn, ứ máu do rặn, mang thai, chơi thể thao nặng có thể khiến tăng áp lực trong khoang bụng, tạo điều kiện hình thành cục máu đông gây tắc mạch.
Viêm da quanh hậu môn, viêm khe, viêm nhú… khi da giữa các búi trĩ bị loét có thể gây ngứa ngáy, nóng rát.

V. Phương pháp điều trị bệnh bệnh trĩ

Phụ thuộc vào tình hình của bệnh trĩ, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị tại nhà hoặc tại bệnh viện, cụ thể như sau:

1. Điều trị tại nhà

Người bệnh có thể điều trị trĩ tại nhà hoặc can thiệp bằng y khoa
  • Tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh có nhiều chất xơ trong thực đơn hàng ngày.
  • Hạn chế dùng thực phẩm khó tiêu, cứng, cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ.
  • Sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống để hạn chế tắc nghẽn mạch máu.
  • Vận động nhẹ nhàng, không nên mặc quần áo bó sát.
  • Khi đau nên dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh hoặc ngồi chậu nước ấm khoảng 2-3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 15-20 phút để vệ sinh hạn chế nhiễm trùng, lở loét hậu môn.

2. Điều trị tại bệnh viện

  • Đối với những trường hợp có biến chứng huyết khối cần can thiệp bằng phương pháp cắt bỏ búi trĩ. Phương pháp này sẽ giúp xử lý sạch búi trĩ nên sẽ tạo thành vết thương hở tại hậu môn. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật cắt búi trĩ là khoảng 2-4 tuần.
  • Thủ thuật thắt búi trĩ bằng dây thun, chích xơ thường đường áp dụng cho những trường hợp bị trĩ mức độ nhẹ.
Hy vọng qua những thông tin trên đây, bạn đã giải đáp được thắc mắc bệnh trĩ là gì. Nếu bạn đang băn khoăn về những triệu chứng của bệnh trĩ thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám kịp thời nhé.

You Might Also Like