Áp xe là gì? Nguyên nhân và cách điều trị áp xe
Áp xe là tình trạng bệnh rất hay xuất hiện trên nhiều bộ phận cơ thể của chúng ta. Tình trạng này gây nên sự đau đớn và mất thẩm mỹ cho người bệnh. Vậy bạn đã hiểu rõ áp xe là gì? Nguyên nhân và cách điều trị áp xe như thế nào? Hôm nay hãy cùng benjaminrushsociety.org tìm hiểu về áp xe qua bài viết dưới đây nhé!
I. Áp xe là gì?
Áp xe được hiểu là tình trạng cơ thể đáp ứng lại sự nhiễm khuẩn dưới dạng một túi bọc có chứa dịch mủ bên trong. Khi vi khuẩn xâm nhập vào vị trí nào đó trên cơ thể, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt để loại bỏ chúng. Các tế bào bạch cầu tập hợp đến khu vực nhiễm trùng và thực hiện nhiệm vụ của chúng.
Và áp xe dễ dàng được nhận biết với các đặc điểm là một khối mềm, lùng nhùng, da vùng áp xe nóng, đỏ, sưng tấy, chạm vào thấy đau.
Áp xe có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, thường được chia làm 2 loại là áp xe da và áp xe sâu trong cơ thể với:
- Nách và bẹn
- Xung quanh hậu môn, âm đạo
- Vùng xương cùng cột sống
- Xung quanh răng,..
II. Nguyên nhân gây ra áp xe
Nguyên nhân chính của việc xuất hiện áp xe chính là nhiễm trùng. Một số yếu tố gây ra nhiễm trùng có thể là:
- Vi khuẩn: Mô dưới da, tuyến bài tiết bị vi khuẩn xâm nhập sẽ gây nên tình trạng viêm. Điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập chính là sự tắc nghẽn của tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn. Mủ sinh ra trong quá trình miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn. Và hiện nay theo như công bố thì staphylococcus aureus là loại vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất, gây áp xe dưới da, áp xe màng cứng cột sống.
- Ký sinh trùng: Một số ký sinh trùng như giun chỉ, sán lá gan, giòi,..gây ra áp xe trong nội tạng như áp xe gan,…
Triệu chứng của bệnh áp xe
Áp xe sẽ biểu hiện với một số triệu chứng điển hình như:
- Áp xe dưới da: Da sẽ xuất hiện một khối phồng, ổ áp xe đỏ bị da bao phủ sẽ sưng lên xung quanh, sờ vào có cảm giác nóng, đau, lùng nhùng chứa mủ bên trong. Người bệnh có thể xuất hiện biểu hiện sốt, mệt mỏi khi vùng nhiễm trùng lan rộng.
- Áp xe bên trong cơ thể: Tình trạng áp xe xuất hiện bên trong cơ thể thực sự rất nguy hiểm, bệnh nhân có thể gặp triệu chứng sốt cao, rét run, ớn lạnh, mệt mỏi toàn thân,..
III. Điều trị áp xe như thế nào?
Một ổ áp xe nhỏ có thể tự vỡ và chảy dịch mủ ra ngoài một cách tự nhiên hoặc nó sẽ co lại, biến mất mà không cần phải điều trị. Và cách thức điều trị áp xe cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phân biệt đâu là áp xe nông và sâu:
- Với trường hợp áp xe sâu dưới da: Cách tốt nhất để điều trị chính là rạch dẫn lưu mủ ra bên ngoài. Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc kháng sinh không đem lại kết quả tốt. Lúc này bạn nên đến bác sĩ rạch để lấy mủ, cầm máu và băng bó vết thương.
- Trường hợp khối mủ nông nhỏ thì dịch sẽ tự chảy và khô không cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Có thể sử dụng thêm một số thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin với bệnh nhân nhạy cảm, có chỉ định của bác sĩ.
IV. Làm thế nào để phòng ngừa áp xe?
Để biết một số phương pháp đề phòng áp xe đầu tiên bạn nên biết đến những đối tượng có nguy cơ bị bệnh áp xe, cụ thể là:
- Những người sống ở điều kiện thiếu vệ sinh
- Tiếp xúc thường xuyên với người bị nhiễm trùng da
- Người gầy, đề kháng yếu
- Nghiện rượu, ma túy
- Mắc một số bệnh như đái tháo đường, ung thư, HIV,..
- Các bệnh về máu như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu
- Chấn thương nặng hay người sử dụng corticoid kéo dài,..
Vậy ngoài một số đối tượng dễ bị áp xe thì chúng ta nên làm thế nào để có thể phòng ngừa được áp xe:
- Nâng cao cải thiện môi trường sống xung quanh
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt
- Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn
- Luyện tập thể dục thể thao hợp lý
- Xây dựng một lối sống lành mạnh, tăng cường hệ miễn dịch
- Rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh
- Không sử dụng rượu bia chất ma túy
- Tuân thủ các quy trình khi điều trị bệnh nhiễm khuẩn
- Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường cần đến gặp ngay bác sĩ không tự ý điều trị.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về áp xe là gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng với những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn khi điều trị và phòng ngừa bệnh áp xe. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!