Tiểu sử Phạm Minh Chính – Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam

Gần đây theo kỳ họp Quốc hội khóa XV đã bầu ông Phạm Minh Chính giữ chức vụ Thủ tướng Chính Phủ nước Cộng Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vậy bạn đã biết gì về Thủ tướng nước Việt Nam hiện nay hay tiểu sử Phạm Minh Chính? Hãy cùng benjaminrushsociety.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

I. Thông tin về Thủ Tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

  • Họ và tên: PHẠM MINH CHÍNH
  • Ngày sinh: 10-12-1958    
  • Quê quán: xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
  • Dân tộc: Kinh
  • Tôn giáo: Không
  • Ngày vào Đảng: 25-12-1986; 
  • Ngày chính thức: 25-12-1987
  • Trình độ được đào tạo: Giáo dục phổ thông: 10/10 
  • Chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp (chuyên ngành kết cấu thép); Luật
  • Học hàm, học vị: Tiến sĩ Luật học, Phó Giáo sư ngành Khoa học An ninh
  • Lý luận chính trị: Cao cấp
  • Ngoại ngữ: Rumani D
Phạm Minh Chính hiện đang giữ chức vụ là Thủ tướng Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Phạm Minh Chính hiện là Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được bầu chọn ở kỳ họp Quốc hội khóa XV.
Ông được sinh ra trong một gia đình có tám, anh chị em trong đó cha là cán bộ công chức địa phương con mẹ làm nông. năm 1963 ông theo gia đình về xây dựng vùng kinh tế mới tại thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy Thanh Hóa.
Sau khi tốt nghiệp Trung học năm 1975 ông theo học dự bị Ngoại ngữ tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Năm 1976 ông được cử sang Romania làm lưu học sinh tại Bucharest.
Năm 2000, ông bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Luật. Đến năm 2010 ông được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước phong học hàm Phó Giáo sư chuyên ngành Luật.
Hiện nay Phạm Minh Chính đang giữ một số chức vụ như:

  • Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa XI, XII, XIII.
  • Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XII, XIII;
  • Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương khóa XII.
  • Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (từ tháng 4/2021).
  • Đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV; Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản của Quốc hội khóa XIV.

II. Tóm tắt quá trình công tác

Thủ Tướng Phạm Minh Chính cùng kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chính trị lâu đời

Quá trình trở thành một Thủ tướng Chính phủ của Phạm Minh Chính đã diễn ra như thế nào sẽ được chúng tôi đưa ra ngay phần dưới đây:

Thời gian Nhiệm vụ công tác
8-1982 đến 9-1984 Bầu làm Bí thư BCH Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn Rumani và Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại nước Cộng hòa Romania.
1-1985 đến 8-1987 Cán bộ Tình báo Phòng 6, Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
8-1987 đến 1-1989 Cán bộ Tình báo Cụm tình báo phía Nam, Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
3-1991 đến 11-1994 Cán bộ Bộ Ngoại giao, Bí thư thứ 3, rồi Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani.
11-1994 đến 5-1999 Cán bộ Tình báo; Phó trưởng phòng Phòng Cục Tình báo châu Âu thuộc Tổng cục Tình báo – Bộ Công an; Cán bộ Tổ thư ký lãnh đạo Bộ Công an, thuộc Văn phòng Bộ Công an.
5-1999 đến 5-2006 Phó cục trưởng; quyền Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Tình báo kinh tế – khoa học, công nghệ và môi trường, Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.
4/2007 Được thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng Công an nhân dân
5-2006 đến 12-2009 Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo phụ trách tình báo kinh tế-khoa học, công nghệ và môi trường, thuộc Bộ Công an.
8-2010 đến 8-2011 Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách lĩnh vực hậu cần – kỹ thuật, tài chính, khoa học, công nghệ, môi trường của Bộ Công an.
8-2011 đến 2-2015 Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Bí thư Đảng ủy Quân sự Tỉnh Quảng Ninh, Ủy viên Đảng ủy Quân khu 3 – Bộ Quốc phòng.
2-2015 đến 1-2016 Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII bầu là Ủy viên Bộ Chính trị.
2-2016 đến 4-2021 Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương khóa XII, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương khóa XII;
4/2021 Tại kỳ họp Quốc hội thứ 11 khóa XIV, ông đã được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ (2016-2021).
6/2021 Hội đồng bầu cử quốc gia công bố trúng cứ Đại biểu Quốc Hội khóa XV
7/2021 Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, tiếp tục được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nhiệm kỳ 2021 – 2026).

(Nguồn: quochoi.vn)

III. Lời kết 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về tiểu sử Phạm Minh Chính được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn khi tìm hiểu về các vị Chính trị gia của Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

You Might Also Like